Làm thế nào quản lý tài sản nâng cao cuộc sống của bệnh viện
Hỏi bất kỳ đạo diễn phim nào về những bí mật làm phim, họ sẽ đề cập đến những cảnh phía sau hậu trường. Một bệnh viện cũng không khác lắm. Thường thì nhân viên thầm lặng làm việc chăm chỉ để quản lý một loạt các tài sản nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khách thăm và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Tối đa hoá hiệu quả và độ tin cậy của các nguồn lực này là một thách thức lớn cho các bệnh viện hiện nay.
Trong một môi trường nhu cầu ngày càng tăng và ngân sách thắt chặt, cán bộ quản lý bệnh viện có hai mối quan tâm chính về tài sản của họ. Một là bảo trì: tài sản bảo đảm được an toàn và sẵn sàng để sử dụng. Mối quan tâm khác là quản lý vòng đời, thay thế tài sản tại thời điểm tối ưu chi phí và hiệu suất. Cho dù đó là máy phát điện, lọc không khí, sưởi ấm, hệ thống điện, hệ thống nước, thiết bị y tế, tất cả mọi thứ cần thiết để chạy trơn tru và hiệu quả. Kinh nghiệm quản lý tài sản khiến Sodexo có thể cung cấp cả hai dịch vụ trên.
Dịch vụ không ngừng hỗ trợ hoạt động
Một trong những khu bệnh viện phức hợp lớn nhất ở châu Âu, Đại học bệnh viện trung tâm Manchester Foundation Trust là một ví dụ tốt về cách làm việc này. Sodexo quản lý hơn 500.000 tài sản và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật 24/7 cho năm bệnh viện trong khuôn viên trường.
Các loại tài sản đa dạng từ mục đích chăm sóc bệnh nhân (thiết bị nâng, ghế nha khoa, giường chuyên dụng) cho đến các thiết bị y tế (tủ chứa máu, tủ lạnh chứa thuốc và hoá chất, tủ hút khí, thiết bị nitơ lỏng) và tài sản liên quan đến toà nhà (thang máy, thông gió). Thông qua chiến lược bảo trì tối ưu và đánh giá rủi ro nghiêm ngặt, Sodexo giúp tăng cường khả năng giảm số lượng các sự cố tiềm năng ảnh hưởng đến sự liên tục của dịch vụ.
Giảm thiểu rủi ro và tối ưu hoá chất lượng cuộc sống
Tất cả các biện pháp này cuối cùng đều tập trung vào một mục tiêu: nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khách viếng thăm và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Đứng đầu trong số những lợi ích cho bệnh nhân là cung cấp chất lượng dịch vụ ổn định. Rõ ràng, điều này bao gồm kế hoạch bảo trì và sửa chữa những khu vực đặc biệt. Nếu thiết bị bị hỏng, đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ thuật đang ở hiện trường, cùng với đội ngũ thu mua - chuỗi cung ứng đảm bảo thời gian phản hồi tốt nhất có thể. Thời gian ngưng hoạt động sẽ được giữ ở mức tối thiểu bằng cách lưu trữ phụ tùng và thiết bị tại cơ sở bệnh viện.
Bằng cách kiểm tra đèn, điện và hệ thống oxy chạy trơn tru, những rủi ro - đặc biệt là rủi ro đối với cuộc sống - được giảm thiểu. Trong khi đó, trải nghiệm của bệnh nhân và những người thân yêu được cải thiện thông qua những lối đi được giữ sạch sẽ, sàn được làm sạch và khô ráo, cửa đóng mở đúng cách, và thiết bị của bệnh viện hoạt động an toàn.
Quản lý bệnh viện hiệu quả hơn
Bệnh nhân và khách viếng thăm không phải là những người duy nhất được hưởng lợi từ việc quản lý tài sản hiệu quả. Một bệnh viện duy trì tốt là một môi trường làm việc tích cực cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng như nâng cao tinh thần của họ. Nhân viên yên tâm khi thiết bị đáng tin cậy và đáp ứng tiêu chuẩn quy định, và có một kế hoạch rõ ràng nhằm thay thế hoặc sửa chữa thiết bị nhanh chóng. Tất cả điều này nghĩa là các nhân viên của bệnh viện có thể tập trung tốt hơn vào việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân của họ.
Sử dụng tài sản hiệu quả hơn chắc chắn mang lại lợi ích cho các nhà quản lý bệnh viện. Lợi thế chính là đảm bảo quá trình kinh doanh liên tục và giúp nhà quản lý xác định rõ chính sách và mục tiêu của bệnh viện. Bằng cách giảm hư hỏng thiết bị và các chi phí có liên quan họ cũng đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn. Trên thực tế, chi phí quản lý trang thiết bị tài sản có thể được lên ngân sách một cách chính xác. Thông qua đánh giá và lập kế hoạch cẩn thận, khả năng dự đoán được thời gian tối ưu để thay thế tài sản. Dự đoán chính xác điểm đầu tư có thể tiết kiệm đến 20% tổng chi phí trong suốt vòng đời của tài sản.
Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một nhiệm vụ phức tạp. Đối với mỗi quyết định, quản lý bệnh viện phải cân nhắc 3 yếu tố quan trọng - chi phí, hiệu quả và rủi ro. Quản lý tài sản hiệu quả phải đạt được sự cân bằng giữa cả ba yếu tố.